Trước khi tìm hiểu về tên miền (Domain) bạn cần phải biết rằng:
Trong thời đại phát triển công nghệ và xu hướng kinh doanh trực tuyến của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, việc đăng kí tên miền là một trong những bước khởi đầu vô cùng quan trọng để thiết lập nên một website mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
PHẦN 1: KHÁI NIỆM
1) Tên miền là gì?
Tên miền là tên của một website hoạt động trên internet, đóng vai trò là một địa chỉ tĩnh, cố định. Nó giống như là địa chỉ nhà hay mã zip code để giúp các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường cho hàng hóa lưu thông, một trình duyện cũng cần một tên miền để dẫn đường tới nơi chứa website của bạn (web server).
Web server là một máy tính chứa file và database tạo nên website của bạn. Rồi gửi nó đi ra internet mỗi khi có người truy cập vào site của bạn từ máy chủ họ.
Tên miền là tên mọi người gõ lên trình duyệt, sau đó vì tên miền đã trỏ về địa chỉ web server, nên trình duyệt có thể gửi yêu cầu truy cập web server đó. Nếu không có tên miền, muốn truy cập website người ta phải gõ một dãy số IP khó nhớ – không ai muốn làm chuyện này cả.
Nếu bạn cần hiểu rõ hơn tên miền là gì và cách thức nó hoạt động như thế nào? Hãy xem qua giải thích chi tiết về tên miền ngay bên dưới thôi nào!
2) Tên miền hoạt động như thế nào?
Tên miền là đường tắt đi đến server host website của bạn. Một tên miền (domain name) giống như một địa chỉ nhà vì đó là cách mọi người tìm thấy bạn trên World Wide Web.
Đó là lý do tại sao chúng tôi gọi thanh trên đầu trình duyệt web là thanh địa chỉ – đó là nơi bạn nhập tên miền để tìm một trang web. Nếu một tên miền giống như địa chỉ thì máy chủ (hosting) chứa website của bạn giống như một tòa nhà. Khi bạn tạo một trang web, bạn đặt tên miền để trỏ đến máy chủ để khi mọi người muốn tìm trang web của bạn thì họ có thể nhập tên miền và nó sẽ đưa họ đến đó. Nếu không có tên miền,
Subdomain
Loại tên miền subdomain này được webmaster dùng để tạo ra nhiều website chạy dịch vụ phụ để tách biệt các dịch vụ của website ra. Webmaster có thể trỏ subdomain về một server khác và nó sẽ hoạt động bình thường như một website độc lập.
3) DNS là gì?
DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System, mang ý nghĩa đầy đủ là hệ thống phân giải tên miền . Hiểu một cách ngắn gọn nhất, DNS cơ bản là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website mà chúng ta đang sử dụng, ở dạng www.tenmien.com sang một địa chỉ IP dạng số tương ứng với tên miền đó và ngược lại.
Thao tác này của DNS giúp liên kết các thiết bị mạng với nhau nhằm mục đích định vị và gán một địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên internet.
khách truy cập sẽ phải nhập địa chỉ IP (ví dụ 100.90.80.70) của máy chủ. Hầu hết các trang web bạn truy cập đều sử dụng tên miền.
4) Địa chỉ IP là gì?
Nếu bạn là một người mới sử dụng máy tính và gặp các vấn đề về kết nối mạng thì sẽ có lúc tự hỏi bản thân rằng địa chỉ IP là gì?
Nói ngắn gọn thì địa chỉ IP(Internet Protocol) có nghĩa là địa chỉ giao thức của internet, nó tương tự như địa chỉ nhà hay địa chỉ doanh nghiệp vậy. Các thiết bị phần cứng trong mạng muốn kết nối và giao tiếp với nhau được đều phải có địa chỉ IP.
5) Địa chỉ IP được dùng để làm gì?
Chính địa chỉ IP sẽ giúp các thiết bị trên mạng internet phân biệt và nhận ra nhau, từ đó có thể giao tiếp với nhau. Nó cung cấp danh tính của các thiết bị được kết nối mạng, tương tự như địa chỉ nhà hay doanh nghiệp trong thực tế đều có vị trí cụ thể.
Nếu như bạn có một lá thư tay muốn gửi cho người yêu ở nước ngoài, bạn sẽ cần phải biết chính xác địa
chỉ của người đó. Lá thư bạn gửi sẽ không đến tay người yêu bạn nếu như chỉ điền tên người nhận. Thay vào đó, nhất định bạn phải điền đầy đủ địa chỉ cụ thể và tất nhiên địa chỉ đó phải tra cứu, truy xuất được thông qua số điện thoại.
Đó cũng là quy trình chung được sử dụng khi bạn gửi dữ liệu qua mạng internet. Tất nhiên cách thức thực hiện sẽ rất khác và hoàn toàn tự động, thay vì sử dụng số điện thoại thì máy tính của bạn sử dụng DNS server để tra cứu tên người gửi hay đích đến (hostname) và tìm địa chỉ IP đó.
PHẦN 2: CHỌN TÊN MIỀN CHO CỬA HÀNG, DOANH NGHIỆP
1) Chọn Tên miền có dạng đuôi nào?
- .COM là viết tắt của từ “company”, đây là tên miền thường được sử dụng đại diện cho 1 công ty, rất phổ biến, chuyên nghiệp, nhiều người sử dụng nhất, nên bạn hãy ưu tiên loại đuôi này đầu tiên
- .NET (network) + .ORG (organization) cũng là 1 sự lựa chọn thích hợp nếu domain .COM đã bị người khác mua
- .IO là từ viết tắt của Input/Output là một khái niệm trong công nghệ, tên miền .io dễ nhớ đang được các startup công nghệ rất ưa chuộng.
- .AI (artificial intelligence) là domain dành cho các website liên quan tới trí tuệ nhân tạo
- .VN và .COM.VN là đuôi domain được các website có content thuần Việt sử dụng nhiều nhưng giá khá đắt
- .BLOG và .ME là đuôi domain có thể mua để làm blog cá nhân
- .EDU.VN là đuôi domain dành cho các website liên quan đến giáo dục
Ngoài ra còn có rất nhiều loại domain khác như .BLOG, .SHOP, .CLUB, .STORE, .CC… nhưng ít ai sử dụng.
❓ Nên chọn dạng domain nào?
Ưu tiên domain .COM, sau đó đến .NET và .ORG.
❓ Domain có ảnh hưởng đến SEO?
Domain chỉ giúp bạn trong việc làm thương hiệu để người dùng dễ nhớ đến và Google không dựa vào domain để làm tiêu chí đánh giá xếp hạng.
2) Nên mua tên miền ở đâu?
Các bạn có rất nhiều sự lựa chọn từ các nhà cung cấp tên miền trong và ngoài nước
Trong nước | Ngoài nước | |
Nhà cung cấp |
|
|
Ưu/nhược | Ưu điểm:
| Ưu điểm:
|
3) Tên domain có là tiêu chí SEO không?
Google chỉ dựa vào độ mạnh của domain để xếp hạng từ khóa, mà độ mạnh này sẽ được biểu thị bằng quá trình phát triển website đó. Còn ban đầu, mọi domain đều được đánh giá như nhau, quan trọng là bạn sẽ làm gì với domain đó để lên top.
Nếu bạn có search 1 từ khóa nào đó mà những kết quả hiển thị tự nhiên đầu tiên đều có đuôi .COM thì hiểu đơn giản vì đuôi này phổ biến và được sử dụng nhiều.
Như ví dụ bên dưới, khi tìm với từ khoá “ứng dụng làm việc online”, sẽ thấy kết quả gợi ý bài viết từ chantroituonglai.com, đây là case điển hình cho việc đầu tư vào SEO sẽ giúp website của bạn tiếp cận với nhiều khách hàng tự nhiên hơn.
Cũng xin lưu ý với các bạn…
Dù tên miền không đóng nhiều vai trò trong SEO, nhưng việc chọn lựa các tên miền LIÊN QUAN ĐẾN TỪ KHOÁ VÀ LĨNH VỰC bạn đang xây dựng website vẫn mang đến những lợi thế nhất định trong việc SEO.
4) Các dạng domain phổ biến
a) Domain chứa toàn bộ tên từ khóa
- cambienmiennam.com, nhadatbinhduong.com.vn là những domain dạng này.
Tiếng Anh thì nó có tên là EMD (Exact Match Domain), nghĩa là tên domain chứa luôn từ khóa cần SEO và người làm website luôn nghiên cứu từ khóa cần SEO trước khi quyết định chọn tên domain, những từ khóa này thường có lượng tìm kiếm lớn.
Như các ví dụ mình có đề cập ở trên, các bạn sẽ thấy trong các tên miền như:
- Cambienmiennam.com: Sẽ chứa từ khoá “Cảm biến”, “miền nam”. Đây cũng có thể xem là phương pháp “phân tách” các đối tượng trong việc tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.
Google hiện nay dựa phần lớn vào nội dung và trải nghiệm người dùng để đánh giá chất lượng và thứ hạng từ khóa. Vì vậy, việc lựa chọn domain có chứa hoàn toàn từ khóa là vô nghĩa.
b) Domain chứa 1 phần từ khóa
Là những domain như: cambienFHC.com, review5sao.com hay brand lớn như dienmayxanh.com, thegioididong.com.
Đây là dạng domain chứa 1 phần là head keyword, phần còn lại là 1,2 từ gì đó không có trong từ khóa cần SEO, chủ yếu là tên gì đó có sức gợi nhớ cho khách hàng.
Tuy nhiên nếu lấy domain chứa các từ khoá “đặc thù” để sớm đưa website lên top, các bạn sẽ gặp phải tình huống như sau:
- 1 website có tên miền là thietketnoithatgiare.com, có từ khóa “thiết kế nội thất giá rẻ” ở domain, nghĩa là website này đang làm dịch vụ thiết kế nội thất với giá rẻ.
- Nếu nó đứng top thì đúng mục đích và thu hút được rất nhiều khách hàng cho chủ cửa hàng. Nhưng trong tương lai muốn phát triển và mở rộng quy mô với những dịch vụ cao cấp hơn, khách hàng “xịn” hơn … thì việc sử dụng domain như trên đã không còn hợp lý.
- Vì tên domain chỉ bao gồm lĩnh vực thiết kế giá rẻ mà nay lại mở rộng ra thêm những dịch vụ cao cấp hoặc không liên quan thì khó mà giữ vững được thương hiệu đã có từ trước.
Tóm lại tiềm năng phát triển thương hiệu của loại EMD là rất thấp. Domain chính là nơi đầu tiên giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
c) Domain mang thương hiệu cá nhân
Đây là dạng tên miền có chứa tên thương hiệu cá nhân của người tạo ra blog.
Domain dạng cá nhân có tên quốc tế là PDM (Personal Domain Name), dùng để build thương hiệu cá nhân rất tốt. Ngoài ra, nếu bạn lấy thương hiệu cá nhân làm tên 1 thương hiệu công ty lớn nào luôn thì cũng thể sử dụng domain dạng này. Chẳng hạn như: mcdonalds.com hay louisvuitton.com
d) Domain thương hiệu business
Chantroituonglai.com, Matbao.net, Amazon.com hay alibaba.com đều là những domain thương hiệu, tên tiếng Anh là BDN (Branded Domain Name).
Các thương hiệu lớn sẽ xây dựng tầm ảnh hưởng của mình đối với khách hàng để khi ai đó nhắc đến tên miền thôi là biết website đó về chủ đề gì.
Ví dụ:
- Nhắc đến Chantroituonglai.com hay Future Horizon là nhắc đến công ty đi đầu trong lĩnh vực chuyển đối số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam.
- Matbao.net nhắc đến là biết đây là một trong những dịch vụ lớn nhất về tên miền, Hosting,… tại Việt Nam.
- Amazon.com là “ông trùm” về lĩnh vực Thương Mại Điện Tử mà cả thế giới đều biết đến.
Domain thương hiệu là 1 lựa chọn hàng đầu của các startup lớn nhỏ hiện tại, bời vì tính chuyên nghiệp của nó cao. Tên của domain đại diện cho cả 1 thương hiệu, chứ không phải là cá nhân người tạo ra thương hiệu đó.
Đây là dạng domain nghĩ dễ nhưng mà làm lại khó. Bạn cần thời gian để giúp khách hàng ghi nhớ được thương hiệu, vì khá khó để khách hàng biết được lĩnh vực chính của website đang hướng đến qua tên miền.
Ngoài ra, khi bạn lựa chọn dạng tên miền này cũng nên lưu ý những brand domain ngắn gọn, dễ nhớ và phải phù hợp với sản phẩm/dịch vụ trên website.
Dạng domain thương hiệu này phù hợp nhất với website đang được xây dựng với định hướng rõ ràng.
Còn nếu bạn là cá nhân độc lập thì cứ dùng tên thương hiệu cá nhân để đặt, Personal Domain Name là lựa chọn tốt nhất cho trường hợp này.
Trên đây là tổng quan những gì bạn cần biết về tên miền cũng như hướng dẫn chọn domain giúp bạn có thể tự tin lựa chọn được tên miền phù hợp nhất để bắt đầu công việc kinh doanh online cho bản thân, cũng như phát triển doanh nghiệp của mình trên không gian số. Xin cảm ơn.
1 bình luận
Xem bình luận