fbpx

Các gợi ý giúp bạn tăng doanh thu cho cửa hàng của mình trong năm 2021

Làm sao để tăng doanh số bán hàng luôn là câu hỏi được nhiều nhà quản lý quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn các bí quyết đột phá trong doanh số đã và đang được rất nhiều chuyên gia bán hàng áp dụng hiệu quả. Hãy cùng FHC khám phá nhé!

Doanh số bán hàng là gì?

Doanh số bán hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Là dân kinh doanh nhất định phải nắm rõ khái niệm doanh số bán hàng là gì. Từ đó tìm cách để tăng doanh số bán hàng online hoặc lập kế hoạch tăng doanh số bán hàng cho việc kinh doanh của mình.

Phần 1: Gợi ý tăng doanh số

Gợi ý số 1: Bán hàng cho khách hàng ở cấp bậc cao hơn

Đa số các nhân viên bán hàng hiện nay đều ưu tiên lựa chọn bán hàng cho những người ở cấp thấp hơn vì họ cảm thấy thoải mái và không bị áp lực khi trò chuyện. Tuy nhiên phương pháp này trên thực tế lại không mang tới hiệu quả vượt trội. Điển hình nhất đó chính là những thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới chỉ bán sản phẩm của mình cho giới thượng lưu, tuy số lượng khách hàng không quá lớn nhưng doanh số bán hàng mà họ thu về gấp hàng nghìn lần so với các mặt hàng bình dân.

Ngoài ra, việc nhắm tới đối tượng khách hàng cấp cao dù có đôi chút áp lực và khó khăn hơn trong việc thuyết phục họ nhưng nếu thành công thì bạn sẽ có những đơn hàng giá trị lớn hơn rất nhiều nằm trong thẩm quyền của họ.

Gợi ý số 2: Bán giải pháp chứ không bán sản phẩm, dịch vụ

Trong một số lĩnh vực nhất định, điều mà khách hàng quan tâm nhiều hơn đó chính là hiệu quả mà sản phẩm/dịch vụ mang lại chứ không phải bản thân chúng. Ví dụ như họ không phải mua dịch vụ tiếp thị mà họ cần tăng doanh thu, không phải mua máy móc thiết bị, mà muốn hiệu quả sản xuất.

Vì vậy hãy cung cấp cho khách hàng giải pháp mà họ cần chứ không phải sản phẩm hay dịch vụ đơn thuần. Để làm được điều này đội ngũ bán hàng của bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường và phân tích nhu cầu của khách hàng để tìm hiểu xem điều mà họ thực sự muốn là gì, từ đó đưa ra những giải pháp trên cả mong đợi của họ.

Gợi ý số 3: Tập trung vào mục tiêu và thách thức

Hầu hết các nhân viên đều nghĩ rằng để tăng doanh số bán hàng thì họ sẽ bán sản phẩm của mình bằng cách ca ngợi hết lời về tính năng tuyệt vời và lợi ích của nó. Tuy nhiên đôi khi, cách tiếp cận này không giải quyết được những gì khách hàng tiềm năng của bạn thực sự quan tâm. Cái họ cần là đạt được các mục tiêu cụ thể của chính họ và vượt qua những thách thức.

Chính vì thế thay vì tập trung vào những ưu điểm của sản phẩm, hãy đặt câu hỏi để hiểu những gì khách hàng muốn đạt được và những khó khăn họ phải vượt qua. Tìm hiểu khách hàng ở mức độ sâu hơn giúp xây dựng giá trị to lớn của sản phẩm trong mắt họ.

Gợi ý số 4: Tìm hiểu ngân sách của khách hàng

Đa phần mức giá của sản phẩm là cố định và được xác định từ trước. Thế nhưng nếu tìm hiểu về ngân sách khách hàng sẽ đầu tư trước, bạn có thể phát triển một giải pháp tùy chỉnh cung cấp giá trị tối đa cho khách hàng.

Một khi bạn hoàn toàn hiểu những thách thức và mục tiêu, hỏi khách hàng ngân sách mà họ đầu tư để hoàn thành chúng. Điều chỉnh giá với khách hàng tới khi hai bên đồng ý. Tuy nhiên, nếu ngân sách quá thấp, và dịch vụ của bạn không phù hợp, thì nên kết thúc sớm tránh mất thời gian của cả hai mà không làm tăng doanh số bán hàng của bạn.

Gợi ý số 5: Cung cấp ba sự lựa chọn cho khách hàng tiềm năng

Đối với những đối tượng khách hàng tiềm năng, bạn nên cung cấp 3 thay vì 1 sự lựa chọn như nhiều thương hiệu đã làm. Một người có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp sẽ hiểu mình cần phải cung cấp cho khách hàng những gì dựa trên mong muốn của họ. Đầu tiên nên là lựa chọn ở mức đầu tư thấp nhất để đạt được kết quả mong muốn, lựa chọn thứ ba với ngân sách cao hơn nhưng cung cấp dịch vụ tốt hơn những gì các khách hàng yêu cầu. Lựa chọn thứ hai nên được cân bằng ở giữa.

Bằng cách cung cấp ba lựa chọn, bạn sẽ có hai lợi ích:

  • Một là loại bỏ được việc khách hàng tìm đến đối thủ cạnh tranh để mua sắm.
  • Thứ hai là có một cơ hội làm tăng doanh số bán hàng nếu khách hàng chọn phương án hai hoặc ba.

Gợi ý số 6: Thực hiện chiến lược tạo sự khan hiếm của sản phẩm

Mục đích cuối cùng của việc tạo ra sự khan hiếm cho dù có cố ý hay không cũng đều là làm cho nhiều người mong muốn có sản phẩm đó ở mức cao hơn, ngay cả với những người đang do dự cũng cảm thấy họ sẽ bị thiệt nếu không sở hữu nó ngay bây giờ. Đây được coi là một nghệ thuật tăng doanh số bán hàng đỉnh cao mà không phải công ty nào cũng có thể làm được.

Một điều quan trọng bạn nên chú ý khi tạo chiến lược này đó là tạo sự hoàn hảo cho sản phẩm khan hiếm của mình, từ những hình ảnh sản phẩm bạn sử dụng trên trang web cho đến thiết kế hay trang trí trên bao bì. Điều này có tác dụng thu hút khách hàng không chỉ là những hình ảnh bắt mắt mà nó còn mang tính chất “chân thật” ở kênh bán hàng của bạn. Nên nhớ, có thể sự khan hiếm sẽ làm khách hàng mua sản phẩm tại thời điểm nhất thời nhưng thứ có thể giữ chân họ chính là giá trị cốt lõi mà sản phẩm đó mang lại.

Gợi ý số 7: Các chương trình khuyến mãi

Để tăng doanh số bán hàng thì không thể thiếu các chương trình khuyến mãi vào các dịp đặc biệt. Thế nhưng khuyến mãi thế nào cũng cần phải có sự tính toán trên cơ sở doanh số và lợi nhuận. Giải pháp tốt nhất cho các chương trình khuyến mãi đó chính là ưu đãi dựa trên hiện vật ví dụ như mua 1 tặng 1 thay vì giảm giá sản phẩm.

Phương pháp này nhìn chung không có ảnh hưởng quá lớn tới tổng doanh thu nhưng lại giúp bạn giải quyết được lượng hàng tồn kho của công ty và đây cũng được coi là một giải pháp khá lý tưởng.

Phần 2: lập kế hoạch tăng doanh số bán hàng

Kế hoạch 1: Cấu trúc của một bản kế hoạch tăng doanh số bán hàng

Một kế hoạch tăng doanh số bán hàng tốt cần ngắn gọn, rõ ràng và có trọng điểm. Bên cạnh đó nó còn cần thể hiện tính chiến lược nhằm thu hút khách hàng mới. Hiện nay, tỷ lệ doanh số lý tưởng nhất được rất nhiều công ty áp dụng đó chính là 75% từ khách hàng mới và 25% từ khách hàng hiện tại. Về cơ bản, một bản kế hoạch tăng doanh số bán hàng sẽ có 4 nội dung chính:

  • Chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Các phương pháp thu hút khách hàng mới.
  • Các chiến lược tăng trưởng kinh doanh đối với những khách hàng hiện tại.
  • Với những khách hàng hiện tại áp dụng phương pháp tăng trưởng kinh doanh.

Kế hoạch 2: Chiến lược thu hút khách hàng mới

a) Đặt ra chỉ tiêu tối thiểu cần phải đạt được đối với nhân viên

Với mỗi doanh nghiệp theo từng đặc thù khác nhau mà bạn có thể cân nhắc để đưa ra các chỉ tiêu cụ thể. Sau đây là một số gợi ý:

  • Gửi tối thiểu 50 thư chào hàng giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ cho các khách hàng mới.
  • Gọi cho khách hàng mới không dưới 50 cuộc điện thoại nhằm giới thiệu về sản phẩm/ dịch vụ.
  • Gặp gỡ trực tiếp với không dưới 20 khách hàng mới.
  • Tạo ra không dưới 10 đề xuất bán hàng.
  • Tiến hành không dưới 5 buổi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.

b) Tăng thêm sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm

Bạn có thể tham khảo một số phương pháp phổ biến nhất sau đây:

  • Cùng tham dự vào không dưới 3 hiệp hội nhà nghề hoặc tổ chức mà khách hàng hiện tại và tiềm năng của bạn tham gia.
  • Tích cực tham dự các hội chợ thương mại và hội thảo có sự góp mặt của khách hàng tiềm năng.
  • Mua danh sách địa chỉ các hiệp hội, tổ chức. Sau đó gửi thiệp mừng hoặc thư chào hàng giới thiệu sản phẩm theo những địa chỉ này.

c) Gia tăng nhận thức của cộng đồng

Đây được coi là biện pháp triệt để nhất làm tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Sau đây là một số phương thức cụ thể:

  • Tham dự vào tất cả các sự kiện do phòng thương mại và công nghiệp địa phương tổ chức.
  • Chủ động tiếp xúc với ít nhất 12 tổ chức khác nhau trong địa phương có mối quan tâm tới sản phẩm/dịch vụ và giải pháp kinh doanh của bạn.
  • Dành thời gian và một phần ngân sách nhất định của bạn cho ít nhất 3 tổ chức phi lợi nhuận.
  • Gia nhập vào tối thiểu là 3 liên hiệp khác nhau. Chẳng hạn như Le Tip hay Business Networking International.

Kế hoạch 3: Chính sách đối với khách hàng hiện tại

  • Tạo ra một chương trình liên lạc thường xuyên: Khi thực hiện phương pháp này để giữ chân khách hàng hiện tại làm tăng doanh số bán hàng, bạn cần liên hệ với khách hàng hiện tại ít nhất 1 lần/tháng. Đưa ra lời đề nghị mới mà họ không thể nhận được từ bất kỳ ai khác ngoài bạn. Ngoài ra bạn cũng cần xây dựng các bản tin hàng tháng thật thu hút và hấp dẫn, đồng thời tạo ra các nhóm sử dụng trong cơ sở dữ liệu khách hàng mà bạn có. Cuối cùng là tổ chức các diễn đàn trực tiếp và gián tiếp để lắng nghe phản hồi cũng như các ý kiến đóng góp của khách hàng.
  • Mở các cuộc điều tra, phỏng vấn khách hàng hiện tại: Mặc dù đa số doanh nghiệp hiện nay đều tăng doanh số bán hàng nhờ vào khách hàng mới nhưng trên thực tế thì chi phí phải bỏ ra để có 1 khách mới lớn gấp 3 lần so với việc duy trì khách cũ. Đó cũng là lý do mà bạn nên đầu tư vào các cuộc khảo sát và lấy ý kiến từ phía khách hàng. Thậm chí, với một số trường hợp đặc biệt bạn hoàn toàn có thể gặp mặt trực tiếp khách hàng để trao đổi rõ ràng, chi tiết hơn để đảm bảo rằng công ty bạn luôn đặt khách hàng lên hàng đầu và sẵn sàng lắng nghe những vấn đề của họ.

Phần 3: Chiến lược tăng doanh số bán hàng online

Chiến lược 1: Tối ưu hóa mô hình kinh doanh

Một mô hình kinh doanh hiệu quả sẽ được xây dựng dựa trên các nhóm yếu tố cơ bản theo một vòng tuần hoàn bao gồm: Nguồn hàng – Quảng cáo – Chốt sale – Giao vận – Mô hình bán buôn – Liên kết đối tác. Thêm một lời khuyên hữu ích cho bạn để tăng doanh số bán hàng online đó chính là lựa chọn các sản phẩm trực tuyến tiềm năng theo các nguyên tắc sau:

  • Bán sản phẩm có giá trị dao động từ 100 nghìn đồng đến 2 triệu
  • Sau khi hoàn thiện hệ thống, bán sản phẩm tiềm năng và dễ tăng doanh số bán hàng online
  • Lựa chọn nhà sản xuất/nguồn cung chất lượng để bán sản phẩm. Một sản phẩm kém chất lượng khó có thể duy trì được lâu dài
  • Tìm hiểu những sản phẩm có độ cạnh tranh hợp lý. Bán những sản phẩm khó tìm tại địa phương. Ví dụ như nấm linh chi bonsai, hoặc những sản phẩm hữu ích, nhiều người có nhu cầu nhưng lại chưa có nhiều người bán.
  • Những sản phẩm bạn ưa thích, am hiểu về nó. Hoặc bạn có khả năng làm ra nó như làm bánh, đồ handmade…
  • Lựa chọn những sản phẩm sử dụng nhiều lần như quần áo, trang sức, mỹ phẩm…

Chiến lược 2: Tối ưu hóa quảng cáo Facebook

Nói về bán hàng online thì không thể không nhắc tới mạng xã hội Facebook. Trong đó, chạy quảng cáo trên ứng dụng này được coi là phương pháp Marketing hiệu quả hơn cả và góp phần tăng doanh số bán hàng online. Tuy nhiên khi tiến hành quảng cáo trên Facebook thì bạn không nên quảng cáo mọi lúc mọi nơi để tránh gây lãng phí mà hiệu quả mang lại không thực sự cao. Mỗi fanpage sẽ có một mức giá chạy quảng cáo khác nhau cho fanpage đó. Cần đánh giá dựa trên doanh số trong quá trình quảng cáo chứ không nên ham rẻ.

Bạn nên lưu ý tới các khung giờ phù hợp cho từng đối tượng khách hàng khác nhau của từng fanpage. Đó là khung giờ mà khách hàng tiềm năng online nhiều nhất. Hãy để tâm nghiên cứu xem đối tượng khách hàng của mình có xu hướng online từ mấy giờ và tích cực quảng bá trong khung giờ đó.

Chiến lược 3: Chiến thuật SEEDING

Seeding được hiểu một cách đơn giản là sự gieo mầm quan điểm trên các diễn đàn hoặc trên các cộng đồng mạng và thậm chí là trên cả các phương tiện mà máy tính và mạng có thể vươn tới.

Mục đích chính của chiến thuật này là làm tăng doanh số bán hàng thông qua truyền đạt thông điệp có lợi cho thương hiệu. Cụ thể hơn, Seeding là một quá trình khéo léo đưa khách hàng vào “bẫy” mua hàng. Từ đó tăng doanh số bán hàng online nhanh chóng. Người admin phải hết sức kiên trì ngay từ khi khởi tạo fanpage trong việc điều hướng khiến khách hàng tương tác như like, share và comment… để tạo ra hiệu ứng Marketing tốt nhất.

FHC Tổng hợp

Mục tiêu thành lập và xây dựng với sứ mệnh mang lại những công cụ và giải pháp kỹ thuật số (công cụ bán hàng online) tốt nhất cho các cửa hàng, doanh nghiệp nhỏ, hay đơn giản là những người mong muốn đạt được thành tựu trên không gian mạng nhưng cần sự giúp đỡ.