fbpx

Nhượng Quyền Thương Hiệu – Con Đường Khởi Nghiệp

Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh vực thực phẩm, ăn uống hay giáo dục, thời gian tới xu hướng kinh doanh nhượng quyền còn được ngành bán lẻ phân phối hàng hóa tận dụng.

Khởi nghiệp từ nhượng quyền thương hiệu

Khởi nghiệp bằng cách mua hoặc nhượng lại quyền kinh doanh của các thương hiệu lớn là hướng đi khá an toàn cho những người trẻ đam mê kinh doanh. Thế nhưng, thu lợi trên mô hình chuỗi có sẵn không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện, bởi chi phí bỏ ra khá lớn.

Để hiểu rõ hơn về con đường khởi nghiệp từ nhượng quyền thương hiệu thì chúng ta cần phải tìm hiểu rõ về những ưu điểm của kinh doanh nhượng quyền thương hiệu sẽ đem đến cho chúng ta những lợi ích gì

#1 Giảm thiểu tối đa rủi ro

Một trong những ưu điểm quan trọng nhất trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là giảm thiểu rủi ro thấp nhất đến dưới 10%.

Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo. Đặc biệt là truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù. Mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những lần trải nghiệm trên thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu. Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên tắc chung.

Bên cạnh đó, bên nhượng quyền đã có được uy tín về chất lượng sản phẩm trên thị trường, các chiến dịch quảng bá. Phân khúc khách hàng nhất định nên bên nhận nhượng quyền sẽ giảm thiểu những rủi ro về mặt này.

#2 Sử dụng thương hiệu nhượng quyền

Ngày nay, trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng. Nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng. Được khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi nhà kinh doanh.

Việc lựa chọn kinh doanh nhượng quyền là bạn đã lựa chọn khởi nghiệp với thương hiệu đã có uy tín trên thị trường. Mức độ thành công tốt hơn khi không cần tốn thời gian và tiền bạc để quảng bá thương hiệu. Tạo dựng lòng tin và tiềm kiếm thị trường, khách hàng. Bạn có thể tận dụng thương hiệu để tiếp cận khách hàng nhanh hơn với tập khách hàng nhất định. Mở rộng hơn tùy theo khả năng quản lý kinh doanh của bạn.

#3 Thuận tiện và được ưu đãi khi mua nguyên liệu, sản phẩm

Bên nhận nhượng quyền luôn được nhận những ưu đãi đặc biệt về các sản phẩm, nguyên liệu, dịch vụ. Với chất lượng tốt và đảm bảo đạt chuẩn với thương hiệu.

#4 Tận dụng các nguồn lực

Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh. Phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao.

#5 Hỗ trợ quản lý, PR – Marketing

Trong loại hình kinh doanh nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền sẽ không cần tốn chi phí và thời gian cho việc phát triển thị trường, PR, quảng cáo. Vì sẽ được bên nhượng quyền đảm nhận và chuyển giao.


Những lưu ý để con đường khởi nghiệp được thành công:

#1 Nghiên cứu kỹ thị trường

Muốn đầu tư thành công thì phải hiểu rõ được thị trường đang cần gì và thiếu gì, sản phẩm bạn muốn bán đã bão hòa chưa? Chẳng hạn như bạn muốn kinh doanh trà sữa thì cần biết TP. HCM đang hiện có 1.652 cửa hàng và nhu cầu uống trà sữa vẫn không hề sụt giảm. Giới trẻ và dân văn phòng thích uống những ly trà sữa có thương hiệu, nhưng số cửa hàng như Gong Cha, Ding Tea, Toco Toco,… không đáp ứng đủ, khách vẫn phải chờ xếp hàng để mua.

Vậy đây có phải là cơ hội bạn chen chân vào bằng cách nhượng quyền? Giải được bài toán thị trường là bước đầu để bạn thực hiện một kế hoạch kinh doanh thành công.

#2 Chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp

Khi xác định được thị trường, bạn bắt đầu lựa chọn thương hiệu để nhượng quyền kinh doanh.

  • Các yếu tố để đánh giá lựa chọn:
  • Tài chính: Để nhượng quyền một thương hiệu thì chúng ta cần bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ. Do đó, bạn cần xem lại khả năng tài chính của mình để lựa chọn thương hiệu phù hợp.
  • Hiệu quả kinh doanh: Cần xem xét các thông tin cần thiết để biết thương hiệu bạn sắp đầu tư kinh doanh thực tế thế nào trong những năm vừa qua. Khảo sát những cửa hàng đã nhượng quyền trong cùng thành phố để đánh giá xem lợi nhuận có đáp ứng được mục tiêu của bạn, giống như công ty nhượng quyền đảm bảo hay không.
  • Văn hóa: Đây là điều cần lưu ý khi bạn có ý định nhượng quyền từ những thương hiệu nước ngoài. Bạn cần xem xét giá trị văn hóa công ty đó có phù hợp hoặc có thể thương lượng để thay đổi một phần để thích ứng với nơi bạn sắp kinh doanh hay không.

#3 Bảo hộ thương hiệu

Việc bảo hộ pháp lý rất quan trọng, nếu bạn không muốn bỏ một khoản tiền lớn để mua nhượng quyền, để rồi một thời gian sau có hàng loạt những cửa hàng cùng tên cạnh tranh với bạn mà họ chẳng phải tốn xu nào. Hãy kiểm tra chắc chắn rằng thương hiệu đó đã đăng ký bản quyền được pháp luật bảo hộ, để tránh mất tiền oan nhé!

#4 Phí nhượng quyền

Thông thường đối với những thương hiệu lớn, hoạt động được vài năm thì phí nhượng quyền đã được ấn định sẵn và hiếm khi bạn có thể thương lượng để thay đổi. Trừ khi, thượng hiệu đó đang muốn xâm nhập mở rộng thị trường và cần một đối tác để nhượng quyền, thì cơ hội thay đổi phí này cao hơn. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên chọn công ty có phí nhượng quyền phù hợp với túi tiền của mình thì an toàn hơn.

#5 Đơn phương hủy hợp đồng

Một hợp đồng nhượng quyền thường có thời hạn 5 năm và có thể nhiều hơn như vậy, rất khó để bạn muốn rút lui, trừ khi cả hai bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng. Bình thường có một khoảng thời gian rất ngắn gọi là “Cooling off” tầm 7 ngày để bạn suy nghĩ lại và rút lui, nhưng đây là trong trường hợp bạn chưa trả phí nhượng quyền. Nếu bỏ ngang giữa chừng, kiện tụng chắc chắn xảy ra, bạn sẽ mất đi phí đã trả và đền bù các khoản lợi nhuận dự tính trong thời gian hợp đồng còn lại cho công ty đó.

Do đó, khi bên thương hiệu cố gắng hối thúc bạn ký hợp đồng một cách đáng ngờ thì nên cẩn thận suy nghĩ lại, tránh trường hợp “bút sa gà chết” không thể làm gì khác.

#6 Không được tự do sáng tạo

Kinh doanh nhượng quyền đồng nghĩa với việc bạn được chuyển giao bí quyết, quy trình kinh doanh, kể cả văn hóa hoạt động của doanh nghiệp nhượng quyền. Do đó, việc bạn tự ý sáng tạo mới trong sản phẩm hay quy trình hoạt động là khá khó khăn, các đề xuất của bạn phải được bên nhượng quyền đồng ý. Bạn cần lưu ý điều này để tránh gặp rắc rối.

#7 Đam mê

Kinh doanh nhượng quyền có đặc điểm không phải chỉ có nhiều tiền bung ra là được. Bạn cần có tâm huyết, đam mê với công việc kinh doanh của mình, sẵn sàng săn tay áo vào làm cùng nhân viên để hiểu hết những công việc thực tế đang xảy ra. Khi hiểu hết mọi thứ, bạn sẽ giao tiếp, quản lý, truyền cảm hứng cho nhân viên một cách hiệu quả hơn.